kem duong am

[Review] Phụ Huyết Khang có tốt không | Mua ở đâu | Giá bao nhiêu

Đối với các chị em phụ nữ, vấn đề về kinh nguyệt luôn là vấn đề được quan tâm , thường xuyên gặp những vấn đề bất thường về chu kỳ kinh và sức khỏe. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của mọi người và vấn đề về tâm lý (áp lực, căng thẳng mệt mỏi…), hay vận động quá sức cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề khi tới chu kỳ kinh. Để phái nữ chấm dứt được tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giúp đều đặn mỗi tháng thì cơ thể cần phải được bồi bổ, tác động giúp khí huyết lưu thông, điều hòa kinh nguyệt. Và bài viết hôm nay, Tạp chí phụ nữ Evafashion sẽ giới thiệu cho các bạn một sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trên, hỗ trợ điều kinh, bổ huyết cho chị em phụ nữ. Đó chính là Phụ Huyết Khang.

Vậy thuốc Phụ Huyết Khang là gì?

Được bào chế từ các dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên dưới công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, Phụ Huyết Khang mang lại hiệu quả cao trong việc điều hòa kinh nguyệt, cải thiện nhiều triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, giải quyết nỗi lo của chị em phụ nữ.

Thuốc được sản xuất ở Việt Nam bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái.

Phụ Huyết Khang được đóng gói dưới dạng hộp, 1 hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên và nó được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Mỗi viên thuốc có hàm lượng 0.18g cao khô là hỗn hợp các dược liệu gồm: Đẳng sâm 0.17g, Bạch thược 0.17g, Phục linh 0.12g, Cam thảo 0.09g, Đương quy 0.12g, Trần bì 0.09g, Xuyên khung 0.12g, Bạch truật 0.17g, Hương phụ 0.17g, Sinh địa 0.12g. Bên cạnh đó Phụ Huyết Khang còn chứa các tá dược vừa đủ trong một viên thuốc như magie stearate, bột talc,…

Hình ảnh Phụ Huyết Khang
Hình ảnh thuốc Phụ Huyết Khang

Thành phần của thuốc điều hòa kinh nguyệt Phụ Huyết Khang

Đẳng sâm

  • Tên khoa học là Radix Codonopsis, là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ, leo bằng thân quấn. Thân mọc từng cụm vào mùa xuân, leo vào cây khác hoặc bò trên mặt đất. Lá mọc cách hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim. Hoa màu xanh nhạt, quả bổ đôi hình trùy tròn, đầu hơi bằng.
  • Cây mọc nhiều ở Trung Quốc do ở đây đất đai màu mỡ, là loại cây ưa và chịu khí hậu nhiệt đới, chúng còn xuất hiện nhiều tại Lào, Việt Nam, Nhật Bản,… nơi có khí hậu thoáng mát.
  • Đẳng sâm có vị ngọt, có lợi cho sinh khí của cơ thể, sản sinh thêm tân dịch, tăng tác dụng của hệ tiêu hóa, cải thiện các chứng bệnh hay gặp ở nữ giới như băng huyết, bạch đới…
  • Bên cạnh đó đẳng sâm còn có tác dụng chữa các chứng ứ máu, khí hư, bồi bổ trong các trường hợp mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém, tiêu chảy, các chứng bệnh sa trực tràng…

Bạch thược

  • Tên khoa học là Radix Paeoniae lactiflorae, là loại cây thân sao, sống lâu năm, cao tầm 50-80cm, rễ củ to và mập, mặt ngoài nâu, ruột trắng hoặc hồng nhạt. Thân cây mọc thẳng và nhẵn, lá cây mọc so le, cuống lá dài. Hoa bạch thược mọc to, riêng lẻ ở ngọn thân, hoa gồm nhiều cánh màu trắng và có nhị vàng.
  • Cây bạch thược mọc hoang nhiều hoặc được trồng ở vùng Đông Bắc, Thiểm Tây và Nam Cam Túc tại Trung Quốc. Bạch thược cũng được tìm thấy nhiều tại Nhật Bản, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên…
  • Bạch thược có tác dụng trong việc giúp bổ máu, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt phái nữ, làm thanh nhiệt cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó loài cây này còn có vai trò bồi bổ, điều hòa chức năng gan, giảm mồ hôi, giảm bốc hỏa và bổ âm khí. Bạch thược giúp giảm sưng và tiêu viêm cho những vết thương gây sưng viêm.

Phục linh

  • Phục linh có tên khoa học là Poria Cocos, là một loại nấm sống ký sinh quanh rễ cây thông. Đây là một loại nấm có hình khối, nặng khoảng 3-5 kg, nhưng cũng có cây chỉ nhỏ bằng nắm tay. Phục linh mặt ngoài màu nâu hoặc nâu đen, bề mặt lồi lõm, nhiều nếp nhăn.
  • Loại nấm này được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Năm 1977 phục linh được tìm thấy ở Đà Lạt nhưng số lượng hạn chế và chưa được khai thác nhiều.
  • Phục linh có tác dụng dưỡng tâm giúp an tâm và ngủ ngon giấc, bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó nó còn có vai trò làm hạ đường máu, bảo vệ chức năng gan, chống loét dạ dày- tá tràng.

Cam thảo

  • Tên khoa học là Radix Glycyrrhizae, là một cây thuốc quý, sống lâu năm, nó có thể cao tới 1m hay 1m5. Toàn thân của cây có lông nhỏ, lá kép lông chim lẻ, hoa có màu tím nhạt, quả giáp cong hình lưỡi liềm, màu nâu đen, mặt quả nhiều lông. Loài cây cam thảo được trồng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Mông Cổ…
  • Cam thảo được dân gian ta sử dụng từ lâu đời, nó có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ chức năng tạng phế, bổ tỳ vị, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc.

Đương quy

  • Đương quy có tên khoa học là Radix Angelicae sinensis, là loại cây thảo sống lâu năm, thân cây hình trụ, có rãnh dọc, cao từ 40cm đến 1m, lá kép xẻ 3 lần lông chim, mép lá có chia thùy và răng cưa không đều. Hoa có màu trắng xanh, tự hình tán kép. Quả bế của đương quy có rìa màu tím nhạt. Cây được trồng nhiều tại đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
  • Đương quy giúp điều hòa kinh nguyệt, điều trị chảy máu tử cung và các chứng đau do ứ huyết.
  • Ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: chữa chứng xanh xao do thiếu máu, chữa đau đầu, bồi bổ cơ thể khi mệt mỏi, cải thiện đau bụng và đau ngực ở phụ nữ…
Hình ảnh Phụ Huyết Khang
Hình ảnh Phụ Huyết Khang

Trần bì

  • Trần bì tên khoa học là Pericarpium Citri reticulatae, là loại cây nhỏ, cành và thân cây có gai. Lá của cây là lá đơn, mọc so le, mép lá khía răng cưa. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu trắng. Quả trần bì hình cầu, hơi dẹt, có màu vàng cam hay vàng đỏ. Trần bì được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc và miền nam nước ta, điển hình ở Nghệ Tĩnh, Cao Lạng, Hà Nam Ninh,…
  • Trần bì có tác dụng ức chế sự co cơ của các cơ trơn vùng tử cung từ đó làm giảm đau.
  • Bên cạnh đó nó còn có nhiều tác dụng khác như: tiêu đờm, điều hòa khí huyết, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, bài trừ khí độc, ức chế sự phát triển và sinh trưởng của các loại vi khuẩn,…

Xuyên khung

  • Tên khoa học là Rhizoma glutinosae praeparata, là loại cây thảo sống lâu năm, thân cây mọc thẳng, ruột ở giữa rỗng, mặt ngoài thân có đường gân dọc. Lá xuyên khung mọc so le, kép 2-3 lần, hoa nhỏ màu trắng, họp thành tán kép. Quả xuyên khung loại song bế, hình trứng. Xuyên khung được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi, khí hậu mát, lạnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Giang…
  • Xuyên khung có tác dụng thông kinh giảm đau trong các trường hợp phụ nữ bị bế kinh.
  • Ngoài ra nó còn có vai trò lưu thông khí huyết, làm giảm đau, giảm ứ trệ. Thường được sử dụng trong các trường hợp như đau đầu, bụng đau quặn, đau nhức vùng hạ sườn.

Bạch truật

  • Tên khoa học của bạch truật là Rhizoma Atractylodis macrocephalae, là loại cây sống lâu năm, thân thảo, rễ phát triển lớn.
  • Cây có thân thẳng đứng, mọc đơn độc, phân nhánh ở trên còn phần dưới hóa gỗ, cao khoảng 30-70 cm. Lá cây mọc cách, hoa nhiều, màu trắng ở dưới, màu đỏ tím ở trên. Quả bạch truật có vỏ ngoài màu xám, quả bế, dẹp, thuôn.
  • Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện đã được di thực vào nước ta nhưng với số lượng chưa nhiều.
  • Bạch truật có tác dụng hòa trung, chỉ khát, an thai, lợi thuỷ,…
  • Bên cạnh đó nó còn dùng để trị chứng bụng đầy, tiêu chảy, táo bón, thai động không yên, ăn uống kém.

Hương phụ

  • Hương phụ là loại cỏ gấu với tuổi thọ lớn có tên khoa học là Cyperus rotunus L, đây là loại cây hoang mọc nhiều ở ven đường và đồng ruộng. Hương phụ còn được thấy mọc ở nhiều nước khác thuộc vùng châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • Cây hương phụ cao tầm 20-60cm, loại này có thân và rễ phát triển thành củ. Cỏ gấu có lá nhỏ và hẹp, giữa lưng lá có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới của lá ôm lấy thân cây. Hoa lưỡng tính, cụm hoa hình tán màu xám nâu, cây cho quả có ba cạnh màu xám.
  • Hương phụ được dùng để chữa vấn đề đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, viêm tử cung mạn tính.
  • Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng phòng ngừa cơn đau dạ dày, ợ hơi, giúp bạn ăn uống mau tiêu, có thể chữa tiêu chảy,  và chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ.

Sinh địa

  • Sinh địa còn có tên khoa học là Radix Rehmannia glutinosae praeparata, loại cây thân thảo sống lâu năm, thân cây cao khoảng 10-30cm, toàn thân có lông tro trắng bao phủ, thân rễ phình lên thành củ, lá cây mọc xung quanh gốc, hiếm khi mọc ở thân. Hoa màu tím đỏ mọc thành từng chùm ở đầu cành.
  • Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc vùng ôn đới ẩm, cây thích nghi với thời tiết nóng ẩm tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
  • Sinh địa có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, tiêu khát, dưỡng âm và điều trị các trường hợp ho suyễn,…
Hình ảnh Phụ Huyết Khang
Phụ Huyết Khang

Phụ Huyết Khang có tác dụng gì?

Phụ Huyết Khang là một sự kết hợp rất nhiều các loại dược liệu kể trên mang lại công dụng hiệu quả trong việc:

  • Tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ máu nhờ đó làm giảm tình trạng huyết hư, thiếu máu.
  • Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giúp cải thiện nhiều triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, rong kinh…
  • Giúp giảm các cơn đau bụng hay đau thắt lưng khi tới ngày đèn đỏ.
  • Làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, khó chịu, bốc hỏa, thanh nhiệt giúp chị em phụ nữ có làn da tươi trẻ, hồng hào.

Chỉ định dùng Phụ Huyết Khang

Thuốc Phụ Huyết Khang được chỉ định dùng trong các trường hợp dưới đây:

  • Các trường hợp phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt chu kỳ kinh nguyệt không đều ( vòng kinh dài hoặc ngắn hơn so với bình thường, máu kinh ít, ra nhiều khí hư…)
  • Phụ nữ bị đau bụng kinh đi kèm với các biểu hiện đau thắt lưng, suy nhược, mệt mỏi, da xanh xao, gầy gò…
  • Dùng trong trường hợp phụ nữ ở trong thời kỳ tiền mãn kinh, gồm các triệu chứng bốc hỏa, mỏi gối , đau lưng, chân tay bị tê bì và các một số triệu chứng khác.

Chống chỉ định dùng thuốc Phụ Huyết Khang

  • Không dùng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.
  • Không dùng cho nam giới và trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Không dùng trong trường hợp bệnh nhân đang bị xuất huyết cấp tính.
Hình ảnh Phụ Huyết Khang
Thuốc điều hòa kinh nguyệt Phụ Huyết Khang

Hướng dẫn sử dụng Phụ Huyết Khang hiệu quả

Cách dùng

Do thuốc ở dạng viên nang cứng nên sử dụng qua đường uống, uống cùng với một ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không uống cùng các loại nước có gas hay rượu, bia. Các loại thức uống này sẽ có thể làm giảm đi khả năng hấp thu hay tác dụng của thuốc.

Liều dùng tham khảo

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống từ 2-3 viên, uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả thuốc tốt nhất.

Liệu trình được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng tầm 1-3 tháng để có thể thấy được hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó trong thời gian sử dụng thuốc cần có chế độ sinh hoạt cũng như lối sống lành mạnh giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Phụ Huyết Khang

Khi sử dụng thuốc thấy có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần liên hệ ngay đến bác sĩ để có thể khắc phục kịp thời.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Vì thuốc có tác dụng hoạt huyết mạnh nên cần tránh dùng cùng với các thuốc Aspirin, chống đông máu hay các thảo dược có tác dụng tương tự.

Cần ngưng sử dụng thuốc ngay nếu trong thời gian sử dụng bị chảy máu cấp ( xuất huyết tiêu hóa, chấn thương, xuất huyết búi trĩ,…).

Phụ Huyết Khang có tốt không?

Thuốc điều hòa kinh nguyệt Phụ Huyết Khang được bào chế từ các dược liệu tự nhiên, có tác dụng sinh tân, bổ huyết, chỉ thống và hoạt huyết. Các loại thảo dược có trong Phụ Huyết Khang đã được dân gian từ xa xưa sử dụng nhằm điều trị các chứng bệnh về kinh nguyệt : thống kinh, bế kinh, huyết ứ sau khi sinh, kinh nguyệt không đều,… Bên cạnh đó, Phụ Huyết Khang còn được bào chế và sản xuất dưới công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, giúp mức độ thẩm thấu của thuốc tốt, cũng như tăng khả năng điều trị của thuốc.

Phụ Huyết Khang hay Cao Ích Mẫu tốt hơn?

Đây là hai loại sản phẩm có tác dụng tương đương nhau đều hỗ trợ giảm triệu chứng hay gặp ở phái nữ như đau bụng kinh, giúp kinh nguyệt được điều hòa và máu lưu thông dễ dàng. Tác dụng của hai loại sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi người do chúng đều được điều chế từ nguồn gốc các thảo dược thiên nhiên. Do đó để xác định nên sử dụng loại nào mang lại hiệu quả tốt nhất, chị em phụ nữ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, tư vấn.

Hình ảnh Phụ Huyết Khang
Hình ảnh Phụ Huyết Khang và Cao Ích Mẫu

Xem thêm:

[Review] Cao Ích Mẫu có tốt không | Có tác dụng gì | Giá bao nhiêu

Review từ người dùng Phụ Huyết Khang

Chị Mai Nga ở Hà Nội đã bình luận: “ Trước đây mình bị đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh nguyệt. Từ khi được giới thiệu sản phẩm Phụ Huyết Khang, mỗi tháng mình không còn cảm thấy bụng bị đau quặn như trước kia. Mình cảm thấy thật may mắn khi biết đến Phụ Huyết Khang sớm.”

Chị Hồng Xuân ở Hải Dương cho biết: “ Nhờ có Phụ Huyết Khang mà kinh nguyệt của mình đã đều đặn hơn, không còn bị rối loạn như trước kia. Mình cảm thấy rất vui mừng”.

Phụ Huyết Khang có giá bao nhiêu?

Giá 1 hộp Phụ Huyết Khang khoảng 80.000 VND – 100.000 VND. Giá bán này chỉ là giá tham khảo, có thể giá sẽ thay đổi tùy vào các nhà thuốc trên thị trường. Nếu bạn đặt qua kênh internet có thể sẽ mất thêm phí chuyển hàng.

Những địa chỉ mua Phụ Huyết Khang chính hãng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Hiện Phụ Huyết Khang chính hãng đang được bán tại nhiều nhà thuốc, cửa hàng trên toàn quốc. Các bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm dù ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái. Một số nhà thuốc uy tín ở Hà Nội như:

  • Nhà thuốc Lưu Anh 748 Kim Giang, Thanh Liệt, Hà Nội.
  • Nhà thuốc Ngọc Anh, KDT Kim Văn Kim Lũ, Hà Nội.

Xem thêm:

[Review Webtretho] Siro Xuân Nữ Cao có tác dụng gì | Mua ở đâu

BÌNH LUẬN (2)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *