Các vết sẹo hình thành sau phẫu thuật là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi sẹo có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin. Trong bài viết này, Evafashion sẽ cung cấp tới độc giả những cách thức làm mờ và ngăn ngừa sẹo hình thành sau phẫu thuật hiệu quả.
Các loại sẹo có thể hình thành sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật có thể xuất hiện các dạng sẹo gồm:
- Sẹo phì đại: có vết gồ cao hơn so với da, không có xu hướng tiến triển, có thể cải thiện được sau vài năm và không lan rộng.
- Sẹo lồi: vết sẹo căng, dày, có thể phát triển theo dạng khối u, gây ngứa hoặc gây đau.
- Sẹo phẳng: vết sẹo cứng khác màu với vùng da xung quanh, sẹo có gồ cao và không đàn hồi.
- Một số dạng sẹo bất thường khác có thể hình thành sau mổ sinh ở phụ nữ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ tạo sẹo sau phẫu thuật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sẹo hình thành sau phẫu thuật và khiến sẹo trở nên nghiêm trọng hơn, gồm có:
- Tuổi tác: khi tuổi càng tăng, khả năng đàn hồi của da giảm dần, khiến các vết mổ do phẫu thuật lâu liền, có thể tạo thành vết sẹo khó khắc phục.
- Kích thước và độ sâu của vết mổ: các vết mổ lớn thường dễ để lại sẹo hơn so với các vết mổ kích thước nhỏ, thời gian hồi phục thường kéo dài hơn, cách điều trị cũng phức tạp hơn.
- Thói quen sờ tay vào vết thương có thể khiến vùng da đó thâm lại, sẹo thâm dễ hình thành.
- Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo, kéo dài thời gian lên da non, vết mổ lâu lành.
- Không bảo vệ da đúng cách sau phẫu thuật, để vết thương tiếp xúc với ánh mặt trời khi da non đang hình thành dễ khiến để lại sẹo.
Tùy thuộc vào tình trạng vết sẹo, dạng sẹo phẫu thuật, có thể lựa chọn các biện pháp trị sẹo khác nhau như: trị sẹo tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên, sử dụng các kem đặc trị sẹo hoặc thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ loại bỏ sẹo.
Trị sẹo sau phẫu thuật bằng liệu pháp tự nhiên
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị sẹo tại nhà mang tới nhiều ưu điểm: tiết kiệm chi phí, tiến hành đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ hiệu quả đối với những vết sẹo mới hình thành sau phẫu thuật, hầu như không có tác dụng đối với những vết sẹo lâu năm.
Trị sẹo bằng hành tây
Trong hành tây có chứa hàm lượng vitamin A, B, C cao, giúp bổ sung các dưỡng chất cho da, đẩy nhanh hồi phục vết thương. Thành phần quercetin và các hoạt chất khác trong hành tây có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, cấp ẩm và làm mềm vùng da sẹo. Hành tây có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp thêm với dầu oliu để tăng cấp ẩm cho da, hỗ trợ làm mờ vết sẹo thâm.
Cách tiến hành:
Chuẩn bị 1 củ hành tây, 2 thìa dầu oliu. Hành tây thái nhỏ và ép thu lấy nước cốt, trộn cùng với dầu oliu đã chuẩn bị và ngâm trong khoảng 2 tuần.
Sau 2 tuần, lấy lọ đã ngâm lọc loại bã, thu lấy phần dịch.
Vệ sinh vùng da có sẹo, làm khô, dùng tăm bông hoặc băng gạc thấm phần dịch thoa xung quanh vết sẹo. Phần dịch còn lại đem bảo quản để cho lần sử dụng tiếp theo.
Bạn nên áp dụng biện pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, dùng đều đặn, liên tục trong vòng 3 – 4 tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Công thức trị sẹo với rau má
Rau má được biết đến với tác dụng ức chế sự tăng sinh quá mức collagen tại các vết sẹo, giúp chống oxy hóa, tăng cường tái tạo tế bào da mới. Ngoài ra, triterpenoids trong rau má còn giúp tăng cường lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình lành sẹo, hạn chế sự phát triển của sẹo lồi và sẹo lõm.
Cách thực hiện:
Rửa sạch rau má, sau đó đem giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Làm sạch da, lau khô bằng khăn mềm, sau đó đắp cả hỗn hợp rau má đã xay/giã lên da.
Bạn nên thực hiện đắp rau má lên vết sẹo càng sớm càng tốt, khi vết thương bắt đầu lên da non, mỗi ngày đắp 2 lần. Thời gian sử dụng nên kéo dài từ 7 – 10 ngày khi vết sẹo mới hình thành để đạt được hiệu quả.
Sử dụng nghệ tươi làm mờ sẹo
Trong nghệ có chứa Curcumin có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giúp tăng sinh collagen và elastin trong da, giúp làm đầy các vết sẹo lõm hình thành sau phẫu thuật, giúp làm giảm thâm, đều màu da.
Cách tiến hành:
Rửa và gọt vỏ 1 củ nghệ tươi, sau đó thái mỏng hoặc đập dập, hoặc đem xay nhuyễn.
Dùng tay chà nhẹ miếng nghệ lên vết sẹo, hoặc dùng tăm bông thấm dịch chiết nghệ thoa lên vết sẹo.
Sau khoảng 15 phút để tinh chất thấm vào vết sẹo, rửa lại với nước.
Trị sẹo bằng nghệ tươi có thể áp dụng hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ cho đến khi vết sẹo mờ hẳn. Bên cạnh đó, do nghệ làm tăng khả năng bắt nắng của da, bạn cũng nên chú ý bảo vệ da khi ra ngoài bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF thích hợp.
Trị sẹo với chanh và sữa chua
Nước cốt chanh với vitamin C, acid citric và các thành phần khác giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, giúp làm đầy sẹo, xóa mờ sẹo thâm làm trắng da. Sữa chua giúp tăng cường se khít lỗ chân lông, chống lão hóa và cấp ẩm cho da.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nước cốt chanh, sữa chua không đường, trộn theo tỉ lệ 1 thìa cafe nước chanh : 1 thìa canh sữa chua.
Rửa sạch vùng da có sẹo, dùng bông thấm hỗn hợp đã chuẩn bị lên vết sẹo và giữ trên da khoảng 30 phút.
Rửa lại với nước mát.
Cách làm này có thể áp dụng hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với da khô hoặc da nhạy cảm, acid trong nước cốt chanh có thể gây kích ứng, do đó nên dùng mặt nạ chanh – sữa chua khoảng 2 – 3 lần/tuần, không nên dùng liên tục có thể gây tổn thương da.
Sử dụng kem làm mờ sẹo phẫu thuật
Khi vết thương vừa lên da non, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dạng kem/gel trị sẹo hiện được bán trên thị trường để tăng cường hiệu quả làm mờ sẹo. Các dạng kem trị sẹo thường hoạt động theo cơ chế mài mòn các bó collagen xơ cứng bên ngoài, giúp các mô da tăng sinh hoàn chỉnh, giúp làm mềm vết sẹo. Một số sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng hiện nay có thể kể tới như:
Dermatix trị sẹo của Mỹ
Dermatix Ultra Gel được sản xuất với công nghệ đột phá silicon gel kết hợp với CPX, giúp da có cảm giác mềm mại, mịn màng. Thành phần của Dermatix Ultra gồm este của vitamin C, Cyclic, Polymeric siloxanes, áp dụng để làm mờ các vết sẹo do phẫu thuật, sẹo bỏng, vết xước hoặc sẹo để lại do côn trùng cắn dưới 2 năm.
Sản phẩm Dermatix Ultra Gel được khuyến cáo sử dụng 2 lần/ngày, dùng sau khi phẫu thuật khoảng 10 – 14 ngày khi các vết thương đã lành và kín miệng để đạt được hiệu quả cao nhất. Thời gian sử dụng sản phẩm nên kéo dài trong ít nhất 2 tháng để vết sẹo được cải thiện tối ưu.
Dermatix Ultra an toàn đối với cả trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Sản phẩm không dùng trên các vết thương hở chưa lành.
Hiện Dermatix Ultra có giá khoảng 200.000 đồng/tuýp 7g.
Scar Esthetique – kem trị sẹo thâm từ thiên nhiên
Scar Esthetique được sản xuất tại Mỹ, chứa trên 20 thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, trong đó có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, 2 loại tế bào gốc, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, tăng khả năng đàn hồi da, làm mềm các vết sẹo.
Scar Esthetique mang lại hiệu quả đối với cả sẹo mới và sẹo lâu năm, được sử dụng phổ biến trong trị sẹo sau phẫu thuật, chấn thương, được người dùng Việt Nam đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn.
Sản phẩm có giá thành tương đối cao, khoảng 400.000 đồng/tuýp 10ml; 650.000 đồng/tuýp 30ml và khoảng 1.200.000 đồng/tuýp 60ml.
Trị sẹo với Klirvin – Nga
Klirvin là sản phẩm trị sẹo được sản xuất tại Nga, có thành phần chiết xuất từ tự nhiên như lô hội, thiên thảo, sáp ong, hương nhu,…
Klirvin giúp tái tạo tế bào da, đẩy nhanh thời gian làm lành sẹo, hỗ trợ trị sẹo lõm, sẹo thâm sau phẫu thuật, tương đối an toàn và lành tính với da. Kem trị sẹo Klirvin có thể cải thiện khoảng 80% vết sẹo sau từ 6 – 8 tuần sử dụng. Tuy nhiên, Klirvin có thể đem lại hiệu quả chậm đối với các vết sẹo lâu năm, nên dùng kiên trì trong thời gian dài hoặc kết hợp thêm các liệu pháp trị sẹo khác.
Gel trị sẹo Contractubex Đức
Contractubex có chứa các thành phần như Dịch chiết hành tây có tác dụng chống viêm, hạn chế hình thành sẹo lồi; Heparin natri giúp giữ nước cho mô, làm mềm sẹo; Allantoin giúp làm tróc lớp sừng da, giảm ngứa khi vết thương lên da non.
Gel trị sẹo Contractubex đặc biệt hiệu quả đối với sẹo lồi, sẹo phì đại do phẫu thuật, thẩm mỹ, sẹo do tai nạn, sẹo do thủy đậu, sẹo thâm do mụn.
Trên thị trường, Gel trị sẹo Contractubex dạng 10g có giá bán trong khoảng 180.000 – 200.000 đồng/hộp; dạng 50g có giá bán khoảng 350.000 đồng/hộp.
Sử dụng thuốc đặc trị sẹo Strataderm
Strataderm là gel trị sẹo được sản xuất từ Thụy Sỹ, chứa các thành phần:
- Polydimethylsiloxanes và Siloxanes giúp bảo vệ da, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ hình thành sẹo mới.
- Alkyl Methyl Siloxanes: cấp ẩm cho da, làm mềm sẹo, nâng cao tính thẩm mỹ cho vết sẹo.
Strataderm thích hợp dùng cho các dạng sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ để lại do phẫu thuật, do tai nạn, do bỏng hoặc do mụn, an toàn đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
1 tuýp gel Strataderm 5g hiện có giá khoảng 415.000 đồng/tuýp.
Trị sẹo phẫu thuật bằng các liệu pháp thẩm mỹ
Các vết sẹo để lại sau phẫu thuật có thể loại bỏ đơn giản hơn bằng các liệu pháp thẩm mỹ hiện đại hiện nay như cắt ghép, chiếu laser hoặc tiêm corticoid. Tuy nhiên, các liệu pháp có thể dẫn đến một số nguy cơ rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách hoặc được tiến hành ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín.
Liệu pháp lăn kim trị sẹo
Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ chế làm lành của cơ thể, áp dụng được với sẹo lõm, sẹo rỗ, sẹo thâm để lại do phẫu thuật cũng như các dạng sẹo lâu năm khác.
Về nguyên tắc: liệu pháp lăn kim trị sẹo sử dụng các kim chuyên dụng đã được khử trùng, tạo các tổn thương hở trên da để kích thích cơ chế làm lành của cơ thể, đồng thời, các dưỡng chất sẽ được đưa vào bên trong để nuôi dưỡng và phục hồi các tổn thương, giúp tăng sinh tái tạo collagen, làm đầy sẹo lõm, sẹo rỗ.
Phương pháp lăn kim tiến hành đơn giản, có giá thành phù hợp, có thể cải thiện khoảng 70% vết sẹo sau 1 – 2 lộ trình điều trị. Hiệu quả trị sẹo còn phụ thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người, cũng như đặc điểm vết sẹo, do đó thời gian sử dụng liệu pháp có thể khác nhau giữa mỗi người.
Loại bỏ sẹo bằng công nghệ cao Laser Fractional Co2
Phương pháp này áp dụng được cho nhiều đối tượng, nhiều dạng sẹo phẫu thuật khác nhau, hiện được sử dụng tại hầu hết các cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc. Công nghệ Laser Fractional Co2 sử dụng bước sóng hồng ngoại 10600nm, có thể tác động sâu đến lớp hạ bì. Các yếu tố tăng trưởng và nuôi dưỡng thông qua đó sẽ được đưa vào sâu bên trong da, giúp tăng sinh collagen, khôi phục khả năng đàn hồi của da tại vết sẹo, giúp làm mềm sẹo, làm đầy sẹo lõm.
Liệu pháp Laser Fractional Co2 mang lại một số ưu điểm so với lăn kim trị sẹo như:
- Không gây xâm lấn, không ảnh hưởng đến các tế bào lành.
- Thời gian hồi phục nhanh chóng, thời gian cho mỗi đợt điều trị chỉ kéo dài khoảng 1 giờ.
- Hiệu quả loại bỏ sẹo cao, áp dụng được cho nhiều dạng sẹo.
Để trị sẹo dùng Laser Fractional Co2, bạn cần đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có máy móc và trang thiết bị tiên tiến để đảm bảo an toàn, không xảy ra sai sót gây hậu quả đến sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tiêm chất làm đầy với sẹo lõm sau phẫu thuật, hoặc sử dụng liệu pháp bóc tách sẹo đối với những vết sẹo lâu ngày.
Các biện pháp áp dụng để ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật
Bên cạnh các liệu pháp trị sẹo thông dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tăng cường hiệu quả trị sẹo, cũng như phòng ngừa để lại sẹo sau phẫu thuật:
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đúng cách
- Nghỉ ngơi: tùy theo loại phẫu thuật cũng như kích thước của vết thương, bạn cần nghỉ ngơi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rách vết thương, giúp vết thương có thời gian hồi phục.
- Quan sát các dấu hiệu sưng viêm sau phẫu thuật để được xử trí kịp thời. Trường hợp bị viêm tại nơi phẫu thuật nếu không được khử trùng đúng cách có thể khiến để lại sẹo to hơn, rõ hơn, khó khăn khi điều trị.
- Vệ sinh vết thương: sử dụng đúng các loại thuốc sát trùng được bác sĩ hướng dẫn. Ngoài ra, vết thương sau phẫu thuật có thể băng lại để hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngăn bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bạn nên hạn chế sử dụng bông gòn do có thể để dính các sợi nhỏ lên bề mặt vùng da phẫu thuật, gây khó khăn khi liền da, dễ để lại sẹo.
- Khi vết thương phẫu thuật bắt đầu lên da non, bạn có thể áp dụng các biện pháp kể trên để hạn chế vết sẹo hình thành.
- Không sử dụng kem trị sẹo trên vùng vết thương hở chưa lành da để tránh nhiễm trùng, chảy máu.
- Hạn chế tạo áp lực lên vết mổ phẫu thuật: các động tác mạnh gây tì đè hoặc làm giãn vết mổ có thể làm hở vết thương, chậm hồi phục, có thể khiến vết thương lan rộng hơn, tăng kích thước vết sẹo.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt tránh làm vết sẹo nghiêm trọng hơn
- Các loại hải sản có thể dễ khiến vùng da phẫu thuật bị ngứa, kích ứng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm như thịt bò, rau muống, trứng, các loại đồ nếp để tránh hình thành sẹo lồi, sẹo thâm sau phẫu thuật.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu collagen như súp lơ, cà chua, bắp cải để bổ sung collagen tự nhiên cho cơ thể, giúp tái tạo cấu trúc da nhanh chóng, giúp miệng vết thương nhanh lành.
- Bổ sung đủ nước để cấp ẩm đầy đủ cho cơ thể cũng như quá trình phục hồi vết thương của da.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá để đảm bảo hiệu quả liền sẹo cao nhất.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng.
- Chú ý bảo vệ vùng vết thương mới phẫu thuật khỏi tác động của ánh nắng mặt trời: hạn chế tiếp xúc lâu dưới ánh nắng, sử dụng các loại kem chống nắng thích hợp, sử dụng trang phục, mũ áo dài tay.
- Tránh vận động quá mạnh thời gian đầu sau phẫu thuật, vết thương rách có thể gây khó khăn khi điều trị sẹo sau này.
Trên đây là các biện pháp làm mờ sẹo phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay. Bạn nên kết hợp các biện pháp trị sẹo khác nhau để tăng cường hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian hồi phục vết sẹo.
Xem thêm:
[Bác sĩ khuyên dùng] 5 Thuốc trị Sẹo Thâm, Sẹo Lâu Năm Hiệu Quả Nhất
[Review] Cách trị sẹo lồi lâu năm an toàn, hiệu quả ngay tại nhà