Bà bầu ăn đu đủ chín được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi đang mang thai. Hãy cùng Eva Fashion giải đáp thắc mắc này nhé!
Khi mang thai có nên ăn đu đủ không?
Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để đảm bảo bạn có một thai kỳ an toàn. Điều này có nghĩa là bạn cũng cần quan tâm đến những gì bạn nên hoặc không nên ăn trong giai đoạn này. Bạn đang tự hỏi liệu ăn đu đủ khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không? Ăn đu đủ chín không có hại gì nhưng nên tránh ăn đu đủ chưa chín trong thời kỳ mang thai. Do đu đủ chưa chín có chứa mủ (enzym hoặc chất dịch màu trắng sữa tiết ra từ đu đủ). Mủ có thể gây ra các cơn co thắt trong tử cung và tiết ra prostaglandin (một nhóm các hợp chất có tác dụng giống như hormone khác nhau, đặc biệt là thúc đẩy các cơn co thắt tử cung), do đó làm tăng khả năng sảy thai.
Người ta cũng thường cho rằng đu đủ là một trong những ” thực phẩm nóng ” gây ra quá nhiều nhiệt trong cơ thể và nên tránh trong thai kỳ. Quan điểm này có lẽ là lý do truyền thống cho rằng ăn đu đủ có thể gây sảy thai và sinh non. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào về việc liệu thực phẩm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể đến mức gây ra loại tác hại này cho thai nhi của sản phụ hay không.
Một số phụ nữ mang thai chọn tránh đu đủ trong ba tháng đầu tiên thời kỳ mang thai của họ , trong khi những người khác loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của họ trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ tiếp tục ăn đu đủ chín trong suốt thai kỳ mà không có vấn đề gì.
Đối với phụ nữ đang mang thai việc sử dụng đu đủ chín với một lượng nhỏ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy chị em đang mang thai có thể ăn đu đủ chín. Ở Ấn Độ, người dân tương truyền nhau một huyền thoại rằng một quả đu đủ gây sảy thai, tuy nhiên khoa học chưa chứng minh được tính chất xác thực của câu chuyện này. Người mẹ khi mang thai nếu ăn đu đủ chín sẽ bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Khi có thai, người mẹ thường bị mắc một số bệnh phổ biến như táo bón hay ợ chua, chất dinh dưỡng trong trái cây có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Với một lượng đu đủ chín vừa phải phụ nữ mang thai có thể được cung cấp chất dinh dưỡng từ việc tiêu thụ chúng.
Đu đủ có tác dụng gì?
Đu đủ chín là loại thực phẩm khá an toàn và có lợi khi sử dụng trong thai kỳ bởi:
- Latex, một thành phần trong đu đủ, hoạt động giống như prostaglandin và oxytocin, giúp kiểm soát các rối loạn hô hấp.
- Đu đủ chín rất giàu beta-carotene, kali và các loại vitamin như vitamin A, B, C. Những dưỡng chất này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hơn nữa còn chứa hàm lượng chất oxy hóa cao. Đu đủ cung cấp vitamin hỗ trợ cải thiện sự hoạt động của hệ miễn dịch nhờ đó mà hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, ngăn ngừa viêm loét và các bệnh lý về da.
- Đu đủ chứa nhiều chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Đu đủ cũng tham gia khắc phục các vấn đề thường gặp như táo bón ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chị em phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ nếu muốn ăn đu đủ thường xuyên.
- Đu đủ có thể giúp bạn vượt qua cơn ấm nghén.
- Axit folic có trong đu đủ cũng rất tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi, giúp bé thông minh hơn.
- Đu đủ có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
- Các bệnh gây ra bởi virus trong thời gian mang thai cũng được hạn chế nếu ăn đu đủ chín.
- Tuy các dữ liệu khoa học chưa chứng minh được nhưng nhiều người cho rằng dưỡng chất ở đu đủ có khả năng làm tăng số lượng tiểu cẩu.
Nguy cơ ăn đu đủ chưa chín khi mang thai
Hàm lượng mủ trong đu đủ chưa chín rất cao vì thế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa hệ thống miễn dịch ở phụ nữ mang thai bị suy yếu nên dễ bị dị ứng hơn.
- Mủ trong đu đủ có thể gây ra dị ứng ở một số người và còn có trường hợp từng bị tử vong.
- Những phụ nữ có tiền sử về vấn đề sinh sản hoặc từng sảy thai trước đây nên tránh ăn đu đủ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Phụ nữ mang thai dễ bị chảy máu và sảy thai nếu ăn nhiều đu đủ chưa chín vì trong đu đủ chưa chín chứa rất nhiều các loại enzym bất lợi.
Nên lựa chọn đu đủ như thế nào?
Chị em phụ nữ mang thai không nên ăn lá và hạt đu đủ để tránh gây hại cho thai nhi. Bạn nên chọn những quả đu đủ chín, sờ vào thấy mềm và có màu vàng cam. Hoặc bạn có thể chọn quả đu đủ còn hơi xanh và có thể tự chín tại nhà. Bạn tuyệt đối không nên lựa chọn quả đu đủ có vết thâm hoặc đốm đen.
Bạn có thể trồng cây đu đủ ngay tại vườn nhà mình để có thể an tâm về chất lượng của đu đủ. Đu đủ là loại trái cây có giá cả phải chăng và rất dễ kiếm.
Tác động tiêu cực của việc ăn đu đủ chưa chín khi mang thai
Mẹ bầu khi mang thai ăn đu đủ có thể bị:
- Co thắt tử cung: Papain có trong mủ đu đủ chưa chín, chất này tham gia quá trình kích thích hormone oxytocin và prostaglandin gây ra tình trạng co thắt tử cung và sinh non.
- Ăn đu đủ có thể gây sẩy thai vì nó là một chất kích thích mạnh, có tác dụng kích thích và làm tăng lưu lượng kinh nguyệt. Vì vậy sản phụ nên hạn chế tiêu thụ trong thời kỳ đầu mang thai.trong giai đoạn nhau thai đang hình thành thì sự xuất hiện của mủ sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi.
- Cản trở sự phát triển của thai nhi:Sự tồn tại và phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi pepsin và papain. Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai ăn đu đủ xanh sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, cản trở quá trình cấy ghép phôi hoặc gây hại cho phôi thai.
- làm suy yếu thai nhi: Papain là một loại enzyme phân giải protein nên có khả năng phân ly tế bào. Enzym này sẽ cản trở sự phát triển của tế bào và mô ở thai nhi. Vì vậy ăn đu đủ xanh sẽ làm cho thai nhi bị suy yếu.
- Có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết và phù nề: đu đủ xanh có khả năng làm tăng áp lực trong mạch máu dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc xuất huyết bên trong nhau thai. Các biến chứng liên quan đến sinh nở và thai nghén bị gây ra bởi tình trạng băng huyết nhau thai và chảy máu.
- Tăng nhu động ruột: khi nhu động ruột bị kích thích và dẫn đến tăng quá mức sẽ gây ra tình trạng tăng áp lực xung quanh và bên trong tử cung, đây là một trong những nguyên nhân gây ra sảy thai.
- ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thần kinh: carpine trong hạt và lá đu đủ xanh là một loại độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.
- Sảy thai hoặc quái thai: trong đu đủ có chứa enzym chymopapain và papain sẽ có hại đến sự phát triển của thai nhi dẫn đến quái thai và sảy thai.
- Có hại cho phụ nữ có tiền sử phá thai hoặc bị chuyển dạ sinh non: papaon làm tăng nguy cơ bị biến chứng thai kỳ ở phụ nữ phá thai hoặc đã trải qua quá trình sinh non. Vì vậy, chị em có tiền sử phá thai hoặc bị chuyển dạ sinh non nên tránh ăn đu đủ khi có thai.
- Gây ra tình trạng tăng áp lực ổ bụng và sỏi thận: trong đu đủ chứa nhiều vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu dư thừa thì có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sỏi thận. Các viên sỏi này sẽ chèn ép vào thành mạch máu, dây thần kinh cảm giác truyền về trung tâm gây ra đau bụng. Ngoài ra sự cọ sát của viên sỏi vào thành mạch còn làm tăng áp lực trong ổ bụng và gây hại cho thai kỳ.
- Ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu: nếu mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn đu đủ.
- Gây ra hiện tượng mất màu da: beta carotene trong đu đủ làm cho nó có màu cam. Nếu beta carotene dư thừa sẽ hình thành một vấn đề bệnh lý lành tính là carotenemia. Mặc dù bệnh lý này không hoàn toàn gây hại đến thai nhi nhưng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ.
Trái cây nên ăn thay vì đu đủ
Nếu bạn đã quyết định không ăn đu đủ khi mang thai và đang băn khoăn không biết loại trái cây nào sẽ thay thế tốt cho giá trị dinh dưỡng của đu đủ thì danh sách này chính là câu trả lời cho bạn.
- Cam: Cam là nguồn cung cấp chất xơ, Vitamin C và nước tuyệt vời. Chúng giữ cho bạn đủ nước và Vitamin C giúp hấp thụ sắt trong cơ thể, cùng với việc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
- Quả lựu: Lựu rất giàu chất dinh dưỡng như Vitamin K, canxi, sắt, chất xơ và protein, tất cả đều rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi và mẹ. Nước ép lựu cũng được biết đến với tác dụng tăng cường nhau thai chống lại tổn thương.
- Ổi: Ổi có Vitamin C, Vitamin E, carotenoid và folate, giúp hỗ trợ tiêu hóa, thư giãn cơ và khớp, và loại bỏ táo bón.
- Nho: Nho chứa nhiều folate, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp cơ thể đối phó với những thay đổi sinh học xảy ra trong thai kỳ.
- Quả táo: Táo chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C, kali và chất xơ, tất cả đều nuôi dưỡng thai nhi và hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của nó trong bụng mẹ.
Xem thêm:
[Kinh Nghiệm] 8+ Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nhất định phải biết