kem duong am

[Kinh Nghiệm] 8+ Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nhất định phải biết

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, là điều mà bất cứ ai là phụ nữ cũng mong muốn trong cuộc đời này. Quá trình làm mẹ vô cùng nhiều kiến thức mới mẻ, nhiều điều mà các mẹ bầu lần đầu tiên được trải nghiệm, những cung bậc cảm xúc, trạng thái thể chất – tinh thần khác nhau. Và ở bài viết này, Eva Fashion sẽ giới thiệu cho các mẹ bầu dấu hiệu sắp sinh – dấu hiệu để các chị em sắp chính thức trở thành một người mẹ. Chúng ta cùng đọc hết bài viết này để có những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề này nhé.

Những dấu hiệu sắp sinh thường xuất hiện vào thời điểm nào?

Vào những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu tỏ ra lo lắng, bởi họ không thể nào biết được chính xác thời điểm chuyển dạ. Bất cứ ai làm cha mẹ cũng đều mong muốn mình đã chuẩn bị tốt nhất để chào mừng kết quả tình yêu – thiên thần của họ ra đời. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu sắp sinh, để mọi người áng chừng được khoảng thời gian chuẩn bị lâm bồn.

Các dấu hiệu sắp sinh ở phụ nữ thường xuất hiện khi thai nhi đang ở tuần tuổi thứ 36. Các tín hiệu thông báo thời điểm chuyển dạ thường bắt đầu được nhận thấy ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Nếu xuất hiện tín hiệu sắp sinh trước tuần thứ 26, các mẹ hãy tới bệnh viện để kiểm tra và theo dõi nhé. Có thể đây là dấu hiệu thông báo sinh non và các mẹ cần được bác sĩ xử lý, chăm sóc kịp thời đó.

Những dấu hiệu sắp sinh em bé trong 24 giờ

Co thắt ở tử cung

Nhiều phụ nữ trải qua cơn co thắt ở tử cung trước khi sinh nở. Đây chính là những cơn co thắt do chuyển dạ, chúng xảy ra ở tử cung với tần suất liên tục. Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ khi mang thai, mẹ bầu có thể đã gặp hiện tượng này nhưng không gặp quá nhiều đau đớn, tần suất khá thấp. Trong những tuần cuối, cơn co thắt xuất hiện ngày một nhiều khiến thai phụ quặn đau, thậm chí có thể sau 5 – 10 phút là mẹ bầu lại phải trải qua cơn đau này. Chúng ta nên lưu ý tình trạng này với cơn co thắt khi quan hệ tình dục nhé.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Co thắt tử cung

Tử cung có dấu hiệu giãn nở

Bên cạnh tình trạng co thắt tử cung, cổ tử cung cũng sẽ “rộn ràng” trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, báo hiệu thời gian vượt cạn sắp tới. Nó sẽ mở rộng và mỏng hơn trước đó, các mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để bác sĩ theo dõi kích thước tử cung cũng như dự đoán thời điểm sinh em bé nhé.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Hình ảnh tử cung giãn nở

Thay đổi màu sắc và độ kết dính dịch âm đạo

Vào vài ngày trước khi lâm bồn, các mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn, còn có thể đặc hơn một chút. Nút nhầy ở thời điểm trước khi đau đẻ vài giờ, vài ngày hay vài tuần có thể sẽ bị bong ra trong tử cung. Nó là một miếng lớn hoặc nhỏ, trông sền sệt, màu vàng nhạt giống như lòng trắng trứng. Vài trường hợp nút nhầy bong ra kèm theo một chút máu, dấu hiệu này được gọi là máu báo thai, là tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp tới của các mẹ.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Thay đổi màu sắc và độ kết dính dịch âm đạo

Vỡ nước ối

Chắc hẳn bạn cũng đã từng lầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời ngay sau đó phải không? Nhưng đó chỉ là những cảnh trong bộ phim thôi. Trên thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối. Hầu hết, các mẹ bầu thường trải qua vài giờ từ khi vỡ ối cho đến khi lâm bồn.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Vỡ nước ối

Một số dấu hiệu chuyển dạ khác ở tuần thứ 39

Tiêu chảy

Mẹ bầu sắp sinh thường gặp phải hiện tượng tiêu chảy, vậy nguyên nhân nào dẫn tới trường hợp này, đây có phải hiện tượng sắp sinh phổ biến không?

Đối với người phụ nữ chuẩn bị lâm bồn, các hormone được sản sinh nhiều hơn so với bình thường. Việc sản sinh quá nhiều hormone ấy gây tác động tới đường ruột của mẹ bầu, chính vì thế họ thường bị nôn hoặc tiêu chảy trong những ngày chuẩn bị sinh. Để cải thiện tình trạng này, các bạn nên tăng cường bổ sung nước cho cơ thể bởi vì sau khi đi tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nhanh chóng. Nếu tình trạng tiêu chảy ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể mẹ bầu, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự tư vấn cũng như chăm sóc của bác sĩ có chuyên môn nhé.

Cân nặng không thay đổi

Cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ có xu hướng tăng chậm lại, có khi cũng sẽ bị sụt một vài cân. Khi phát hiện số ký của mình không tăng nữa, các mẹ đừng sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bé nha. Vấn đề này là do lượng nước ối giảm xuống và cơ thể mệt mỏi hơn những khoảng thời gian đầu và giữa thai kì, nên có thể sẽ bị sụt cân nữa nha. Các mẹ cũng sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Cân nặng không thay đổi

Bụng bầu tụt xuống

Một vài tuần trước khi em bé chào đời, thai nhi sẽ dần dần dịch chuyển xuống phía dưới, trong khung xương chậu của các mẹ bầu. Đối với những thai phụ sinh con lần thứ hai trở lên, hay còn gọi là sinh con rạ, thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và các mẹ chỉ có thể cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng để gặp bố mẹ và đến với thế giới này, khi đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của các mẹ, khiến các mẹ đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ bị nặng nề hơn, vậy nên việc đi đi lại lại thường ngày của mẹ bầu khó khăn hơn. Tuy nhiên, các bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã dịch chuyển xuống phía dưới nên không còn chiếm không gian phổi của bạn nữa, làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

Đau mỏi lưng và chuột rút

Trong những ngày chuẩn bị lâm bồn, hiện tượng đau mỏi lưng hoặc chuột rút xảy ra khá thường xuyên đối với mẹ bầu. Đây chỉ là dấu hiệu sắp sinh khá nhiều chị em phụ nữ gặp phải, do hệ cơ ở vùng xương chậu đang ở trạng thái căng hơn so với bình thường. Vậy nên các mẹ đừng lo lắng quá, nhất là những bạn lần đầu tiên mang thai nhé.

Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể gặp một vài triệu chứng khác như bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng, vùng kín của mẹ thâm và sưng nề, đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới, phù hai chân. Thật sự mang thai và sinh con quả thật không hề dễ dàng, nhưng vì tình mẫu tử cao cả lớn lao, các mẹ đã phải chịu đựng và cố gắng rất nhiều đó.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Đau mỏi lưng và chuột rút

Các mẹ nên làm gì khi chuyển dạ thực sự?

Trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, khi những cơn co thắt tử cung xuất hiện với tần suất đều đặn và dày đặc, âm đạo có máu hay vỡ ối, các mẹ sẽ cảm thấy đau ngày càng tăng, điều này làm các mẹ lo lắng. Vậy, các mẹ nên chú ý những điều sau để cả mẹ và con được thoải mái nhất nhé.

Nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm lâm bồn và luôn giữ trạng thái vui vẻ, tích cực. Các mẹ vẫn làm việc và vận động nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, đi bộ, và cả tập thở khi gặp các cơn đau. Sự lưu thông khí tốt giúp em bé được cung cấp đủ oxy, giúp tử cung co giãn tốt.

Các mẹ cũng chú ý đừng thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu quá hai tiếng đồng hồ, nghe nhạc và xem phim tình cảm, không chứa các tình tiết buồn phiền hay dễ gây xúc động, không xem phim chứa hình ảnh bảo lực…. thay vào đó là những sản phẩm hài hước vui vẻ.

Ăn nhẹ trong chuyển dạ giúp bạn dễ tiêu hóa, uống đủ nước giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho bạn để bạn có đủ năng lượng cho cuộc chuyển dạ.

Tư thế nằm: các mẹ nên nằm nghiêng trái để tránh tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt hơn.

Nhận được sự massage từ người chồng cũng giúp các mẹ bớt đau đớn hơn và có thêm nhiều động lực để chào đón thiên thần nhỏ đến với thế giới nhé.

Các mẹ cũng nhớ hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và tư vấn nếu những cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tránh những tác động đến sức khỏe mẹ và bé.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh

Một số lưu ý quan trọng

Dấu hiệu sắp sinh như thế nào thì mẹ cần đến bệnh viện?

Co thắt bụng được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ nhất mà các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Các cơn co thắt nếu kéo dài gần 1 phút, cách nhau khoảng 5 phút thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Các mẹ cảm thấy thai nhi cử động ít hơn hoặc nhiều hơn thường ngày.

Bên cạnh đó, ngoài các cơn co thắt trước tuần 37 thì các dấu hiệu sinh non thường gặp bao gồm âm đạo tiết ra dịch bất thường, chảy máu âm đạo, đau toàn thân- nhất là đau bụng và đau vùng xương chậu.

Xem thêm:

10+ Dấu hiệu thụ thai thành công các chị em cần quan tâm

Dấu hiệu sắp sinh nguy hiểm

Rò rỉ nước ối hay vỡ ối. Nếu nước ối có màu xanh lục hay vàng nâu thì đây là dấu hiệu của phân su (phân đầu tiên của em bé) và gây nguy hiểm nếu em bé hít phải trong quá trình chào đời, nên mẹ bầu cần lập tức báo ngay cho bác sĩ.

Thị lực bị thay đổi, đau đầu dữ dội hoặc đột nhiên bị phù nề. Các mẹ nên chú ý trường hợp này bởi chúng đều có thể là triệu chứng đặc trưng bởi huyết áp cao thai kỳ – bệnh tiền sản giật và cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Chuẩn bị đồ dùng khi đi sinh em bé

Khi đã biết được dấu hiệu sắp sinh, các bố các mẹ hãy chuẩn bị thật đầy đủ đồ dùng và dụng cụ để đi sinh nhé. Dưới đây là một số đồ cần thiết để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn của các mẹ:

  • Đồ dùng của bé: gồm quần áo, tã lót, vớ, nón, mũ, khăn giấy, khăn bông, bình sữa và nếu cần thiết thì phải có cả sữa hộp dành cho bé sơ sinh.
  • Đồ dùng của mẹ: quần áo, vớ chân, khăn, bình nước sôi và bình nước nguội.

Hiện nay, một số các bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ và bố em bé cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viện có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi nhé.

Giấy tờ và hồ sơ theo dõi quá trình thai nghén: Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi đầy đủ khi sinh.

Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Chuẩn bị đồ cho mẹ và bé

Dấu hiệu sinh con so và con rạ

Trong dân gian, người ta gọi em bé được người mẹ sinh lần đầu tiên là con so, từ em bé thứ hai trở đi sẽ gọi là con rạ. Một người mẹ có thể có nhiều con rạ nhưng chỉ có duy nhất một con so. Thường những dấu hiệu của sinh con so và con rạ là giống nhau, như bụng bầu tụt xuống thấp, đau vùng lưng dưới, tiêu chảy, buồn nôn, vỡ ối, co thắt tử cung, ra dịch hồng âm đạo,… Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ của sinh con lần đầu thường lâu hơn những lần sau. Cổ tử cung của người mẹ khi đã sinh một lần thưởng mở nhanh hơn.

Phân biệt cơn co thắt tử cung thật và giả

Dưới đây là những dấu hiệu phân biệt cơn co thắt ở tử cung khi sắp sinh với cơn co thắt “giả” diễn ra vài tháng trước sinh:

  • Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau hơn và khó chịu hơn, không giảm hay biến mất khi mẹ bầu đổi tư thế.
  • Cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới, di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn.
  • Tần suất co thắt ngày càng liên tục, cách nhau khoảng 5 – 10 phút.

Một số câu hỏi của các mẹ

Đau bụng đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Trong khoảng chín tháng mang thai, những thay đổi trong chế độ ăn uống, nội tiết tố hay việc sử dụng thuốc… đều có thể khiến các mẹ gặp phải tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã gần ngày dự sinh theo thông báo của bác sĩ, tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp được nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình. Vậy nên đừng lo lắng quá nhé.

Nguyên nhân tình trạng đau bụng đi ngoại là do khi sắp sinh, các hormone được tạo ra nhiều hơn, điều này có thể kích thích ruột của các mẹ hoạt động thường xuyên hơn, dẫn tới tình trạng nôn mửa. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cũng có thể muốn đi vệ sinh nữa. Đây đều là những phản ứng tự nhiên của cơ thể, cách tốt nhất là các mẹ hãy cố gắng uống đầy đủ nước để cơ thể tránh bị mất nước. Nếu tình trạng tiêu chảy xảy ra quá nghiêm trọng, các mẹ nên đi khám bác sĩ để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé nhé.

Cơn gò tử cung có phải dấu hiệu sắp sinh?

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy các cơn gò sẽ xuất hiện trong những tuần cuối trước khi thực sự lâm bồn. Tuy nhiên, nhiều bà bầu nói rằng họ cảm nhận được những cơn gò vào khoảng tam cá nguyệt thứ hai của thai kì. Những cơn gò nhẹ này còn được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Tình trạng này xảy ra rất nhẹ nhàng và không gây đau cho mẹ, cảm giác mẹ sờ lên bụng gò cứng nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này giúp bình chỉnh thai nhi tốt hơn.

Đặc điểm những cơn gò nhẹ này như sau:

  • Sẽ không gây đau cho mẹ, đôi khi khiến mẹ không được thoải mái.
  • Co thắt chỉ tập trung ở bụng, và không lan ra bất kỳ chỗ nào.
Hình ảnh dấu hiệu sắp sinh
Dấu hiệu sắp sinh

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh?

Việc buồn nôn xảy ra ở tuần cuối của thai kì là do sự phát triển của bé khiến tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, khiến các mẹ cảm thấy nôn nao mệt mỏi. Đây là dấu hiệu các mẹ sắp trở dạ rồi, chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời rồi đấy.

Cổ tử cung hở ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Cổ tử cung hở ngoài, hay còn gọi là hở cổ tử cung là một chuẩn đoán được bác sĩ kết luận khi khám cho phụ nữ đang mang thai và thấy tình trạng cổ tử cung có mở trước, xóa mờ nút nhầy đi sớm hơn so với ngày dự sinh. Theo cách nói khác, hiện tượng lỗ trong hay lỗ ngoài của cổ tử cung bị hở ra có thể khiến túi ối bị tụt ra ngoài, gây nên hiện tượng sảy thai. Các mẹ có thể hiểu khi cổ tử cung bị hở ngoài tức là cổ tử cung đã bị mở ra quá sớm, các mô tử cung quá yếu và không thể giữ được thai trong buồng tử cung nữa.

Cổ tử cung hở ngoài là dấu hiệu dẫn đến tình trạng sinh non và sảy thai liên tiếp. Vậy, điều này chỉ nên xảy ra khi các mẹ thực sự đã mang thai đủ ngày đủ tháng. Nếu việc này xuất hiện khoảng từ tuần 16 đến tuần 24 thì các mẹ nên đến khám bác sĩ sớm để được tư vấn và chăm sóc kịp thời để đảm bảo được sức khỏe của thai nhi nhé.

Nhiệt độ của cơ thể có thay đổi trước khi sinh

Khi sắp sinh, nhiệt độ cơ thể của các mẹ có thể tăng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơn co thắt và nóng bừng khi cuộc chuyển dạ sắp đến gần. Vậy nên các mẹ không cần lo lắng quá, hãy giữ trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ và sinh hoạt – nghỉ ngơi điều độ để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu nhé.

Xem thêm:

[2020] Bật mí cách sinh con trai theo ý muốn tự nhiên và hiệu quả nhất

Gửi câu hỏi cho Eva

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *