kem duong am

[Bác sĩ tư vấn] Rong kinh là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị

Rong kinh là một rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới. Nhưng có nhiều chị em chưa hiểu rõ được bản chất và ảnh hưởng của rong kinh tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dần dần để bệnh tình ngày càng trầm trọng do việc chậm trễ khám chữa. Vậy thực sự rong kinh nguy hiểm tới mức nào? Hãy cùng Tạp chí phụ nữ Evafashion tìm hiểu nguyên nhân cũng như những cách chữa trị rong kinh qua bài viết dưới đây.

Rong kinh là gì?

Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28 đến 32 ngày, mất khoảng 50 đến 80 ml máu và trung bình thời gian hành kinh là 3 đến 5 ngày. Đặc điểm của máu kinh là không đông, màu đỏ sẫm, chứa nhiều các chất vụn của tế bào niêm mạc tử cung, âm đạo và có cả những loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng vào chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất đi trên 80 ml trong 1 chu kỳ.

Rong kinh rong huyết có dấu hiệu là kinh nguyệt ra rất nhiều, cần phải thay băng liên tục hàng giờ và mỗi lần thay cần sử dụng đến 2 băng vệ sinh. Kinh nguyệt vẫn ra nhiều kể cả ban đêm. Phụ nữ thường bị đau bụng dưới và máu kinh hay đóng thành cục lớn. Cường kinh trong thời gian dài kết hợp với rong kinh khiến phụ nữ có dấu hiệu thở dốc, mệt mỏi và có các triệu chứng của tình trạng thiếu máu.

Hình ảnh rong kinh
Hình ảnh rong kinh

Nguyên nhân gây rối loạn

Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh là: nguyên nhân thực thể và rong kinh cơ năng:

  • Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do những thương tổn ở buồng trứng hoặc tử cung như polyp buồng tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư nguyên bào nuôi…
  • Rong kinh cơ năng: nguyên nhân này thường gặp ở thời kỳ tiền mãn kinh và thời kỳ dậy thì ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Trong độ tuổi này, lượng estrogen thay đổi đột ngột (tăng hoặc giảm), nội tiết tố biến đổi nhiều khiến lượng máu kinh ra nhiều và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Sau khi có kinh nguyệt trong vòng hai năm đầu tiên, vòng kinh của các bạn nữ thường không đều. Thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 đến 40 ngày, tăng giảm khoảng 10 ngày giữa các chu kỳ. Cường kinh và rối loạn đôi khi đi kèm với nhau, đặc biệt là trước đó nữ giới có một vòng kinh dài bất thường.

Ngoài ra, hiện tượng rong kinh có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Dấu hiệu rong kinh của các chị em

  • Trong các kỳ kinh nguyệt có hiện tượng xuất huyết nặng, liên tục trên 7 ngày. Do triệu chứng xuất huyết nên sau mỗi giờ nữ giới đều phải thay bằng vệ sinh và tình trạng này tiếp diễn trong nhiều giờ.
  • Trong hai chu kì liên tiếp đều xảy ra hiện tượng xuất huyết nặng bất thường.
  • Vào ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Máu kinh thường đóng thành một cục lớn.
  • Thường xuyên bị đau bụng dưới.
  • Thở dốc, mệt mỏi, nếu rong kinh đi kèm với cường kinh kép dài thì sẽ có triệu chứng của bệnh thiếu máu.

    Hình ảnh rong kinh
    Rong kinh khiến bạn xuất huyết nặng

Chẩn đoán rong kinh bằng cách nào?

Các kỹ thuật y tế hỗ trợ chẩn đoán rong kinh là:

  • Siêu âm.
  • Chẩn đoán được dựa trên khám thực tế, tiền sử bệnh và xét nghiệm máu kiểm tra tình trạng thiếu máu. Trong thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, phụ nữ thường mất máu quá nhiều gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Thử pap: bác sĩ thực hiện thủ thuật sẽ lấy một mẫu nhỏ những mô tế bào trên bề mặt cổ tử cung nhằm kiểm tra và phát hiện dấu hiệu bất thường.
  • Nong nạo tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung: thủ thuật này thực hiện khi nghi ngờ ung thư ở tử cung gây ra rong kinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu mô nội mạc tử cung.
  • Chụp tử cung vòi trứng: nguyên lý của thủ thuật này là bơm chất cản quang vào ống dẫn trứng và tử cung để chụp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả quan sát tử cung trên phim X-quang.
  • Soi ổ bụng: thực hiện một đường rạch nhỏ trong bụng và quan sát những cơ quan ở bụng.

Phương pháp điều trị rong kinh rong huyết đối với mỗi người là khác nhau vì tình trạng và nguyên nhân gây rong kinh của mỗi người là khác nhau. Khi nghi ngờ tình trạng rong kinh, bệnh nhân cần nhanh chóng đến phòng khám, cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp để hạn chế gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe.

Rong kinh có bị ảnh hưởng gì không?

Hiện tượng rong kinh gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Rong kinh kéo dài dẫn đến tình trạng mất máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu kèm theo các triệu chứng khó thở, mệt mỏi,…
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập: ra máu kéo dài gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Vi khuẩn có thể xâm nhập ngược dòng từ âm hộ đến âm đạo, xâm nhập vào buồng tử cung, sau đó lan lên vòi trứng. Khi vi khuẩn đã xâm nhập vào vòi trứng sẽ gây viêm bộ phận phụ, đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả vô sinh.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt: rong kinh có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu, có một số trường hợp mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt còn bị sỡ hại.
  • Rong kinh có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa: nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh lý phụ khoa có triệu chứng rong kinh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung,…

    Hình ảnh rong kinh
    Rong kinh ảnh hưởng hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn

Cách chữa rong kinh hiệu quả

Thuốc chữa rong kinh

Thuốc cầm máu kinh: tranexamic acid

⮚ Tác dụng: phân hủy plasminogen và ức chế nguyên nhân gây đông máu. Đồng thời, hạn chế phân hủy fibrin trong máu đông. Thuốc không có chức năng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, không có tác dụng tránh thai và làm giảm đau bụng dưới.

⮚ Liều dùng: uống từ ngày hành kinh đầu tiên đến ngày thứ 5. Uống 1g PO vào mỗi buổi sáng từ 6 đến 8 giờ.

⮚ Tác dụng phụ: mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, khớp, cơ, đau đầu. đôi khi xuất hiện hiện tượng thiếu máu, sổ mũi.

⮚ Lưu ý: tuyệt đối chỉ định cho người bị hoặc có nguy cơ mắc bệnh rối loạn đông máu, đông máu nội mạc, tắc động mạch võng mạc, huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi. Bệnh nhân nên thận trọng nếu bị suy thận, chảy máu đường tiết niệu, sử dụng nội tiết tránh thai,..

Thuốc kháng viêm không steroid:

⮚ Tác dụng: giảm nồng độ chất prostaglandin-chất dẫn đến xuất huyết tử cung và co thắt. Hạn chế lượng máu mất 20 đến 50%. Không được sử dụng đối với những người có bệnh rong kinh kèm rối loạn chảy máu.

⮚  Liều dùng: uống khi hành kinh. Uống từ 250-500 mg PO vào 8 giờ. .

⮚  Tác dụng phụ của thuốc: chuột rút bụng, ợ nóng, viêm loét dạ dày, khó tiêu, chóng mặt, đau đầu, ù tai, căng thẳng, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, nhịp tim nhanh, khó thở, tăng huyết áp.

⮚  Lưu ý: tuyệt đối không dùng cho người viêm hoặc loét đường tiêu hóa, dị ứng với aspirin, suy thận. Những đối tượng nên thận trọng khi sử dụng: bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc tăng kali máu, cao huyết áp.

Thuốc điều trị rong kinh sử dụng hormon-thuốc ngừa thai:

⮚ Tác dụng: đây là loại thuốc điều trị rong kinh hiệu quả nhất. Thuốc chứa progesterone và estrogen, ngăn chặn sự gia tăng của nội mạc tử cung và làm ức chế quá trình rụng trứng. Tác dụng của thuốc giảm đau ngực, đau bụng kinh, hạn chế lượng máu mất khoảng 43%.

⮚ Liều dùng: sử dụng liên tục trong 21 ngày, uống vào khi bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt.

⮚ Tác dụng phụ: suy tĩnh mạch, phù nề, trầm cảm, đau nửa đầu, phát ban, vô kinh, xuất huyết bất thường, buồn nôn, thay đổi lượng kinh, phì đại u xơ tử cung, chuột rút bụng, giảm folate, nhiễm candida âm đạo.

⮚ Lưu ý: tuyệt đối chống chỉ định với người mắc bệnh động mạch vành, tim, cao huyết áp, rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư nội mạc tử cung, gan, phụ nữ mang thai,..

Thuốc danazol

⮚ Tác dụng: ức chế quá trình hoạt động của estrogen và progesterone., cản trở sản xuất gonadotropins ở tuyến yên, chống tăng sinh nội mạc tử cung, hạn chế lượng máu kinh mất đi khoảng 50%.

⮚ Liều dùng: mỗi ngày uống 100 đến 400ml và uống liên tục trong 3 đến 6 tháng.

⮚ Tác dụng phụ: tăng huyết áp, phù nề, mụn trứng cá, rụng tóc, phát ban, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, giảm kích thước vú, dị cảm, đau vùng chậu, u gan, tiểu máu,..

⮚ Lưu ý: chống chỉ định đối với người bệnh bị bệnh gan, chảy máu âm đạo, suy thận, suy tim, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Những bệnh nhân nên thận trọng khi sử dụng thuốc: đau nửa đầu, đái tháo đường, động kinh,..

Dụng cụ đặt tử cung chứa levonorgestrel

⮚ Tác dụng: thích hợp cho người có nhu cầu điều trị tránh thai và điều trị rong kinh. Ngăn chặn rụng trứng và ngăn chặn gia tăng nội mạc tử cung.

⮚ Liều dùng: ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

⮚  Tác dụng phụ: đau đầu, đau bụng, mụn trứng cá, trầm cảm, đau vùng chậu, chảy máu tử cung, chảy máu âm đạo.

⮚ Lưu ý: tuyệt đối chống chỉ định với bệnh nhân bất thường tử cung, viêm cùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Những người nên thận trọng khi sử dụng: tiểu đường, tiền sử thai ngoài tử cung, rối loạn đông  máu, người sử dụng thuốc chống đông máu, bệnh tim.

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo  sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý dùng thuốc để tránh tác dụng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tham khảo:

[Review] Hoàn Điều Kinh Bổ Huyết TRAPHACO có tốt không | Giá bán

Cách chữa rong kinh bằng phương pháp dân gian

Chữa rong kinh bằng gừng: theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, chống lạnh, côn trùng, hồi dương,… Từ xa xưa, ngừng được điều trị các bệnh như ho, cảm cúm, viêm họng, điều hòa kinh nguyệt phụ nữ và hạ huyết áp. Đặc biệt là gừng có tính ấm nên có thể giúp lưu thông máu, giảm triệu chứng đau bụng kinh và điều chỉnh lượng máu kinh là đều. Mẹo chữa rong kinh bằng gừng mà phụ nữ có thể tham khảo như:

⮚ Cách 1: chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt sạch vỏ và rửa. Đầu tiên, bạn hãy thái nhỏ miếng gừng thành lát chỉ. Tiếp theo, thả lát gừng vào nồi nước (khoảng một bát nước). Sau đó, bạn hãy lọc lấy nước gừng và pha thêm 1 thìa mật ong. Vào mỗi buổi tối bạn hãy uống hỗn hợp này. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp điều hòa chu kì kinh nguyệt và cải thiện tình trạng rong kinh.

⮚ Cách 2: nếu phụ nữ bị rong kinh và đau bụng kinh thì bạn nên giã nát hoặc tháo mỏng miếng gừng. Lấy gừng đắp vào dưới vùng bụng. Cường độ của cơn đau sẽ được thuyên giảm sau một thời gian bạn sử dụng phương pháp này. Biện pháp này có công dụng giúp tử cung co bóp đều đặn hơn, giữ cho vùng bụng dưới không bị nhiễm lạnh và hạn chế cơn đau bụng kinh.

⮚ Cách 3: chị em phụ nữ nên thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước ấm có pha gừng đã được giã nát. Tác dụng của biện pháp này là cải thiện những triệu chứng khó chịu trong những ngày hành kinh, có lợi cho sức khỏe và hạn chế tình trạng rong kinh vô cùng hiệu quả.

⮚ Cách 4: bạn có thể sử dụng kẹo ngậm ngừng hoặc ngậm 1 đến 2 lát gừng. việc làm này có tác dụng làm ấm cơ thể, ngăn đầy bụng, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đau bụng kinh, ngăn tình trạng chướng hơi, đặc biệt là cải thiện tình trạng rong kinh vô cùng hiệu quả.

⮚  Cách 5: bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm được chế biến từ ngừng. Ví dụ như canh cá nấu gừng, thịt gà rang muối gừng, canh rau cải, thịt rang gừng,..Biện pháp này sẽ giúp bạn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm bớt khó chịu trong những ngày hành kinh.

⮚ Lưu ý: bạn tuyệt đối không được sử dụng gừng nếu bạn mắc bệnh liên quan đến gan, huyết áp, bệnh trĩ hoặc sỏi mật.

Hình ảnh rong kinh
Chữa rong kinh bằng gừng
  • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nhồi

⮚ Cây nhọ nhồi hay còn được gọi là cây cỏ mực. Cây nhọ nhồi có tác dụng chữa viêm gan, viêm cổ họng, mẩn ngứa, chữa ho,..đặc biệt là cầm máu rất tốt vì vậy bệnh rong kinh có thể sử dụng cây nhọ nhồi để điều trị.

⮚ Cách chữa bệnh bằng nhọ nhồi: ban đầu bạn hãy chuẩn bị một nắm nhọ nhồi đã được rửa sạch và để ráo. Tiếp theo bạn hãy cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố. Sau đó hãy vắt nước nhọ nhồi ra một cái chén và uống nước nhọ nhồi trong ngày. Vào buổi sáng và buổi tối bạn nên uống một chén nhọ nhồi. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau khi thực hiện phương pháp này từ 3 đến 5 ngày.

Hình ảnh rong kinh
Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi

Bị rong kinh nên ăn gì?

Ngũ cốc: những loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mạch, gạo lứt, yến mạch, gạo nâu,.. là thực phẩm cực kỳ tốt đối với người rong kinh. Bởi ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng glycemic trong thực phẩm này rất ít nên lượng đường trong máu của bạn bị ảnh hưởng không đáng kể. Bên cạnh đó, ngũ cốc còn cung cấp sắt, sắt sẽ tăng cường quá trình tạo máu để hạn chế tình trạng thiếu máu liên quan đến rong kinh.

Rau xanh và hoa quả: bổ sung nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Những loại hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa như quả mọng, họ cam quýt,.. Những nhóm thực phẩm này giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng rong kinh.

Cá giàu chất béo: những loại cá chứa nhiều chất béo như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích… Thực phẩm từ cá có khả năng giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch do trong cá chứa nhiều acid béo omega-3. Nhóm chất béo lành mạnh omega-3 có khả năng giảm viêm và đau, đồng thời cải thiện vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.

Các loại đậu: những loại đậu giàu nội tiết tố estrogen như đậu xanh, đậu nành… vì thế nên đậu hỗ trợ rất tốt điều trị rong kinh. Bạn có thể sử dụng đậu để làm món ăn phụ hoặc chế biến thành món ăn chính hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa đậu nành ngoài tác dụng cải thiện rong kinh mà còn giúp cải thiện nhan sắc của phái đẹp.

Những món ăn giàu sắt: khi bị rong kinh bạn rất dễ bị thiếu sắt, thiếu máu vì thế bạn nên tích cực bổ sung sắt. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, gan, hải sản (hàu, tôm, sò,..) hoặc các loại trái cây sấy khô, hạt, rau bina,.. Bên cạnh đó, để tăng khả năng hấp thụ sắt bạn có thể sử dụng song song các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam, quýt,..

Thực phẩm giàu vitamin B6: vitamin B6 tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Nếu bạn bị thiếu máu do rong kinh thì bạn cần cung cấp lượng vitamin B6 nhiều hơn nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu mới. Trong những ngày hành kinh, để tránh tình trạng tâm trạng thay đổi thất thường bạn nên bổ sung vitamin B6. Bởi vitamin B6 còn có tác dụng điều hòa và giúp ổn định lượng đường trong máu. Những nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như hạt hướng dương, chuối, nước ép cà chua, bơ,.. Bạn có thể sử dụng chế phẩm để bổ sung vitamin B6 nếu không thích dùng thực phẩm.

Hiện tượng rong kinh cả tháng có nguy hiểm không?

Rong kinh kéo dài hàng tháng vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình trạng sức khỏe, cụ thể như:

  • Gây thiếu máu: trong trường hợp thiếu máu cấp, tính mạng nữ giới sẽ bị đe dọa khi tham gia giao thông bởi thiếu máu gây ra choáng ngất.
  • Ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.
  • Có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Có thể gây ra tình trạng khó thụ thai.

Xem thêm:

[Review] Điều kinh Bà Kiều có tốt không? Giá tiền? Mua ở đâu?

Gửi câu hỏi cho Eva

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *