Bất kỳ phụ nữ nào cũng phải trải qua thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này chị em có thể gặp những triệu chứng nặng và nhiều người phải điều trị bằng thuốc. Vậy có những loại thuốc nào giúp chị em vượt qua được thời kỳ mệt mỏi này? Dấu hiệu nào để phát hiện sớm thời kỳ tiền mãn kinh? Hãy cùng Tạp chí phụ nữ Evafashion trả lời những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.
Tiền mãn kinh là gì?
Ở phụ nữ, tiền mãn kinh là một giai đoạn xảy ra trước mãn kinh. Tiền mãn kinh bắt đầu khi suy giảm mạnh nội tiết tố nữ estrogen gây ra các triệu chứng đầu tiên của sự rối loạn quanh mãn kinh. Thường chị em bước vào thời kỳ này ở độ tuổi 45 đến 55 tuổi.
Trong độ tuổi tiền mãn kinh, hai hormon kích thích tố nữ sản sinh ở buồng trứng là progesterone và estrogen bị thay đổi. Trong giai đoạn này, kinh nguyệt thường không đều và kéo dài do suy giảm hoạt động buồng trứng và rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ. Các thay đổi về nội tiết tố sẽ dẫn đến những triệu chứng như rối loạn vận mạch, bốc hỏa,..sau khi phụ nữ không có kinh nhiều tháng hoặc nhiều năm. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong giai đoạn này có thể bị rối loạn, có thể mất kinh một thời gian và lại tiếp tục có.
Bạn rất có thể trong giai đoạn mãn kinh nếu hơn 12 tháng bạn không có kinh nguyệt (không tính trường hợp sau sinh con). Hầu hết phụ nữ đều phải trải qua tuổi tiền mãn kinh-thời gian trước khi mãn kinh. Khoảng thời gian này có thể có rất nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý, vì vậy gây ra phiền toái, khó chịu cho phụ nữ cũng như gia đình.
Tiền mãn kinh là giai đoạn của quy luật tự nhiên khó mà tránh được. Các gốc tự do và nội tiết tố nữ đồng loạt suy giảm với tốc độ mạnh gây ra tình trạng lão hóa ở người phụ nữ. lúc này, phụ nữ phải đối mặt với sự xuống cấp về sức khỏe, nhan sắc và tâm sinh lý.
Nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh
Di truyền: độ tuổi phụ nữ bị tiền mãn kinh phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ người mẹ, nếu mẹ bạn có độ tuổi tiền mãn kinh bắt đầu sớm thì bạn có khả năng cao cũng sẽ tiền mãn kinh sớm. Chính vì vậy, dữ liệu có thể giúp bạn dự đoán thời điểm bạn bắt đầu tiền mãn kinh được cung cấp từ độ tuổi tiền mãn kinh của mẹ bạn. Nhưng điều này không có ý nghĩa hoàn toàn chính xác, gen góp phần là nguyên nhân của tiền mãn kinh.
Yếu tố lối sống:
- Thuốc lá: thuốc lá có khả năng giảm nồng độ estrogen có trong cơ thể nữ giới và gay ra tình trạng tiền mãn kinh sớm.
- BMI-chỉ số khối cơ thể: hormon estrogen được lưu trữ chủ yếu trong mỡ, vì vậy lượng hormon này có thể bị cạn kiện sớm hơn đối với những người gầy.
- Chế độ ăn chay, thiếu tiếp xúc với ánh sáng, không tập thể dục thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh.
Khiếm khuyết nhiễm sắc thể: tiền mãn kinh có thể xảy ra nếu người phụ nữ bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể. Người mắc hội chứng Turner thường liên quan đến khuyết thiếu nhiễm sắc thể, người bệnh chỉ có một nhiễm sắc thể X. Ở những người phụ nữ này thường có biểu hiện buồng trứng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Chính vì điều này mà ở phụ nữ mắc hội chứng Turner thường bị tiền mãn kinh sớm hơn vô kinh.
Bệnh tự miễn: bệnh tự miễn có dấu hiệu là tiền mãn kinh sớm, một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay bệnh tuyến giáp. Cơ chế gây ra bệnh tự miễn là cơ thể nhận nhầm cơ quan trong cơ thể là một tác nhân lạ và sau đó hoạt hóa hệ thống miễn dịch để tấn công vào cơ quan này. Nếu mắc bệnh tự miễn thì buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng. Khi buồng trứng ngừng hoạt động thì sẽ diễn ra thời kỳ mãn kinh.
Điều trị ung thư: buồng trứng có thể bị suy giảm sớm nếu áp dụng biện pháp hóa trị và xạ trị. Điều này có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tiền mãn kinh sớm sẽ phụ thuộc vào:
- Loại hóa chất đang được điều trị: buồng trứng có thể bị ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào loại hóa chất điều trị hóa trị.
- Tuổi: người ít tuổi có khả năng chịu đựng với tia xạ và hóa chất hơn so với phụ nữ lớn tuổi.
- Vị trí điều trị ung thư: nếu vị trí xạ trị ở vùng chậu hoặc não sẽ làm tăng nguy cơ hình thành tiền mãn kinh sớm.
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ nước vào giai đoạn tiền mãn kinh
Các dấu hiệu chính
- Không có kinh nguyệt trong hơn 12 tháng (trừ các trường hợp sau sinh con).
- Thay đổi thời gian chu kỳ kinh nguyệt: đây là dấu hiệu chính của giai đoạn tiền mãn kinh. Thời gian chu kỳ kinh nguyệt có thể quá ngắn hoặc quá dài, lượng máu kinh ra nhiều hơn hoặc ít hơn và xuất hiện trước 40 tuổi.
- Hay bốc hỏa và nòng bừng: cảm giác bốc hỏa trong một thời gian ngắn, xuất hiện đột ngột. Vị trí thường xảy ra là cổ, mặt và ngực, hiện tượng này làm cho da của bạn đổ mồ hôi và đỏ bừng.
- Đổ mồ hôi đêm: vào ban đêm thường xuyên xảy ra hiện tượng bốc hỏa làm cho bạn đổ mồ hôi khi ngủ.
- Khó ngủ: trong giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ thường khó ngủ. Khó ngủ làm khiến phụ nữ luôn cảm thấy cáu kỉnh và mệt mỏi hơn so với bình thường.
- Giảm ham muốn tình dục: suy giảm nồng độ hormon estrogen sẽ làm phụ nữ giảm ham muốn tình dục trong giai đoạn này. Ngoài ra, suy giảm hormon estrogen còn gây ra hiện tượng đau, khô và ngứa âm đạo, đặc biệt là khó chịu trong khi quan hệ tình dục.
- Thay đổi cảm xúc: cảm xúc của phụ nữ tiền mãn kinh thường thay đổi rất thất thường và khó có thể kiềm chế cảm xúc. Đôi khi phụ nữ cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, nóng tính và trầm cảm.
- Đánh trống ngực: cảm giác đánh trống ngực do nhịp tim tăng lên ở người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Loãng xương: lượng lớn canxi ra khỏi xương do suy giảm nồng độ hormon estrogen, từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Sạm, nám, rụng tóc và da khô nhăn: hậu quả của sự suy giảm nồng độ estrogen là da mỏng hơn, lộ rõ nếp nhăn, khô và kém đàn hồi. Từ đó, những vết sạm, nám và tàn nhang sẽ xuất hiện nhiều hơn trên da. Đồng thời, tóc sẽ dần chuyển sang hoa râm do mất dần sắc tố.
- Nhiễm trùng đường tiểu: dấu hiệu là tiểu rắt, tiểu nhiều, đau khi đi tiểu…
Chẩn đoán tiền mãn kinh như thế nào?
- Xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormon estrogen: suy giảm nồng độ estrogen là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh.
- Xét nghiệm kiểm tra hormon kích thích nang trứng (FSH): nếu bạn không có kinh nguyệt trong vòng 1 năm và nồng độ FSH của bạn luôn trên 30 mlU/ml thì có khả năng rất cao bạn đã đến độ tuổi tiền mãn kinh. Tuy nhiên, mãn kinh không đồng nghĩa với việc xét nghiệm FSH tăng cao.
- Siêu âm: có hình ảnh teo nhỏ tử cung.
- Xét nghiệm kiểm tra hormon kích thích tuyến giáp (TSH): để chẩn đoán tình trạng của bạn bác sĩ có thể kiêm tra mức TSH của bạn.
- Sinh thiết: nếu bạn trong giai đoạn tiền mãn kinh thì sẽ có kết quả sinh thiết niêm mạc tử cung teo đét.
Tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?
Thuốc chống trầm cảm liều thấp: nhằm giảm cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm có liên quan đến thuốc ức chế tái hấp thu serotonin. Thuốc chống trầm cảm liều thấp sẽ rất hữu dụng đối với phụ nữ cần thuốc chống trầm cảm cho rối loạn tâm trạng hoặc phụ nữ không thể dụng liệu pháp bổ sung hormon.
Thuốc ngăn chặn hoặc điều trị loãng xương: bác sĩ có thể chỉ định thuốc ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân. Một số thuốc có tác dụng giảm nguy cơ gãy xương và giảm loãng xương.
TPCN viên nang Spacaps: sản phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất an toàn cho sức khỏe và bao gồm nhiều thảo dược quý hiếm. Chất tiền hormone là thành phần chính của sản phẩm, chất này sẽ chuyển hóa thành hormon sau khi vào cơ thể nhằm bù đắp và cân bằng nồng hormon.
Thuốc an thần cải thiện giấc ngủ:
- Với nguyên lý là tăng hoạt tính GABA thuốc có thể tạo ra giấc ngủ tương đương với giấc ngủ sinh lý bình thường. Thuốc sẽ ức chế vào quá trình tiếp nhận thông tin của tế bào thần kinh và đưa cơ thể vào cơn buồn ngủ.
- Thuốc an thần có công dụng mạnh yếu khác nhau. Nhóm thuốc có tác dụng nhẹ như rotunda, cao valerian, seduxen, rotundin. Nhóm thuốc có tác dụng rất mạnh như thuốc an thần gardenal.
Thuốc ngăn rung tóc: mất cân bằng và thiếu hụt estrogen, progesterone kết hợp với sự tăng lên của androgen là nguyên nhân chính gây ra rụng tóc ở phụ nữ tiền mãn kinh. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên bổ sung thuốc chứa vitamin H, vitamin B5 và những loại thuốc trị rung toc đặc hiệu. là thuốc điều trị tiền mãn kinh giúp
Tham khảo:
Viên uống tăng nội tiết tố Hạnh Xuân giá bao nhiêu? Cách dùng hiệu quả
Một số câu hỏi liên quan đến tình trạng tiền mãn kinh
Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
- Triệu chứng tiền mãn kinh có thể xuất hiện vài tháng, cũng có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên có một số trường hợp tiền mãn kinh kéo dài trên 5 năm. Thời điểm xảy ra tiền mãn kinh không được thể xác định rõ ràng và cụ thể.
- Phụ nữ trong giai đoạn này thường trong tình trạng rối loạn vận mạch, bốc hỏa, nhan sắc xuống cấp, chịu nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý.
Tiền mãn kinh có thể mang thai không?
- Chuyên gia y tế đã cho biết tiền mãn kinh vẫn có thể mang thai do buồng trứng, kinh nguyệt vẫn còn hoạt động. Khi phụ nữ đã mãn kinh tức là buồng trứng đã mất hẳn chức năng sinh sản thì bạn không còn khả năng mang thai được nữa.
Độ tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ
- Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà thời điểm chị em phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bắt đầu đối mặt với tình trạng tiền mãn kinh trong độ tuổi từ 40 đến 47.
- Thời kỳ tiền mãn kinh chuyển thành mãn kinh có mốc đánh dấu là sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Mặc dù vậy, có rất nhiều trường hợp triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh và các vấn đề về sức khỏe vẫn được diễn tiến ở trong thời kỳ mãn kinh.
- Tùy thuộc vào hàm lượng nội tiết tố là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài hay ngắn. Đa số thời kỳ tiền mãn kinh này kéo dài trong 2 đến 3 năm, một số ít trường hợp phải chật vật từ 7 đến 8 năm, đôi khi có người kéo dài đến tận 10 năm.
Xem thêm:
[Bác sĩ tư vấn] Rong kinh là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị