kem duong am

[Kinh Nghiệm] Xông lá trầu không vùng kín giúp điều trị viêm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa, cô bé có mùi hôi, khó chịu là tình trạng khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Xông lá trầu không là cách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đó. Hôm nay, Tạp chí phụ nữ Eva Fashion xin được giới thiệu đến các bạn phương pháp xông lá trầu không hiệu quả nhất.

Lá trầu không là gì?

Lá trầu không là lá của loài cây trầu không được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Tên khoa học là Piper betle thuộc họ Piperaceae, tên gọi khác là trầu, thược tương hay cây mô-lu ở Campuchia.

Trầu không là loại cây mọc leo, thân nhẵn màu xanh. Lá của cây trầu không hình trái xoan, với kích thước cỡ bằng bàn tay rộng khoảng 4-9cm và dài khoảng 10-13cm. Đầu lá nhọn, phía gần cuống hình trái tim, cuống có bẹ dài khoảng 4cm.

Lá chứa tinh dầu với nồng độ khoảng 1.8% là 2 chất Betel phenol và Chavicol kèm theo một số chất khác.

Lá trầu không là gì?
Lá trầu không là gì?

Tác dụng của lá trầu không?

Tuy rằng hầu như ai cũng biết đến lá trầu không sử dụng để thờ cúng tổ tiên, thần linh trong văn hóa của người dân Việt. Nhưng ít ai biết đến nhiều công dụng của lá trầu không đến sức khỏe trong việc phòng chữa bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của lá trầu không mà các bạn có thể lưu ý và ứng dụng đối với bản thân mình để duy trì được sức khỏe tốt nhất:

  • Giảm cân: Việc sử dụng lá trầu bằng cách nhai sống giúp tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố, nước ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và thon thả hơn.
  • Trị hơi thở hôi: việc sử dụng lá trầu khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn từ đó làm miệng của bạn ít vi khuẩn gây mùi. Giảm thiểu mùi hôi, khó chịu trong miệng.
  • Điều trị vết thương: Nhờ khả năng chống oxy hóa từ các chất bên trong lá trầu, lá trầu không có tác dụng tăng tốc độ lành các vết thương nếu bạn dã nát lá trầu ra và quấn lại quanh vết thương.
  • Điều trị khó tiêu: Lá trầu có tác dụng tăng kích thích dịch tiêu hóa, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, tránh để thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Giúp điều trị bệnh phụ khoa: Lá trầu giúp giảm thiểu đáng kể lượng vi khuẩn có hại ở trong vùng kín nếu bạn biết cách xông lá trầu sao cho phù hợp.
  • Chữa rối loạn cương dương: Nhờ khả năng làm giãn mạch máu, giúp lượng máu lưu thông dễ dàng hơn, nhờ vậy mà khiến dương vật có thể dễ dàng cương cứng, duy trì độ cương cứng lâu hơn.
  • Giảm thiểu mùi cơ thể: Lá trầu giúp ngăn mùi cơ thể khi sử dụng để tắm hoặc dùng để bôi lên các vùng nhiều mùi khó chịu như nách, bẹn. Tuy có tác dụng khử mùi rất tốt nhưng lá trầu không có tính nóng, dễ gây bỏng, phồng rộp nếu bạn lạm dụng quá nhiều. Không sử dụng lá trầu cho những vị trí có bệnh nặng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị một cách triệt để và an toàn nhất.

    Lá trầu không với rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể
    Lá trầu không với rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể

Xông lá trầu không có tác dụng gì?

Lá trầu không là loại lá chứa tinh dầu tốt cho cơ thể, do đó việc xông lá trầu có thể giúp lấy tinh dầu bên trong đi ra theo đường hơi nước. Từ đó mà từ xưa các cụ đã sử dụng cách xông lá trầu để điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Một số tác dụng của xông lá trầu không là:

  • Chữa bệnh phụ khoa: tinh dầu lá trầu không có khả năng sát khuẩn rất tốt, do đó việc xông lá trầu giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại ở cô bé các chị em. Từ đó giúp phòng ngừa, điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Chữa bệnh trĩ bằng xông lá trầu: Rất nhiều người đã từng sử dụng cách xông lá trầu để làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ cho bản thân. Nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu, giảm ứ máu ở vùng hậu môn, việc xông trực tiếp lá trầu không vào vùng hậu môn giúp búi trĩ co lại hiệu quả, các triệu chứng cũng được giảm rõ rệt.
  • Xông lá trầu giúp se khít âm đạo: Sau sinh âm đạo của người phụ sau sinh thường giãn rộng ra làm giảm khoái cảm khi quan hệ. Rất nhiều chị em đã truyền tai nhau khả năng giúp âm đạo trở nên se khít, giảm thâm của việc xông lá trầu không. Bên trong lá trầu chứa tinh dầu có khả năng tái tạo tế bào, sát khuẩn, trị thâm, vùng da được co lại giúp âm đạo se khít, hồng hào hơn.

Hướng dẫn cách xông lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa

Việc xông lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa đã được rất nhiều chị em thử nghiệm và có kết quả đáng mong đợi. Tình trạng viêm nhiễm giảm thiểu đáng kể, cô bé khô ráo, thoáng mát, dễ chịu hơn trước rất nhiều.

Sau đây là các bước xông lá trầu để tiêu diệt vi khuẩn trong cô bé:

  • Chọn 4-6 lá trầu không già, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với một lượng nước vừa phải.
  • Cho thêm một chút muối vào nồi để tăng nhiệt độ sôi của nước, giúp tinh dầu dễ dàng bay hơi hơn.
  • Đun sôi khoảng 15 phút, lưu ý khi sôi cần đậy kín vung để tinh dầu tránh bị bay đi mất.
  • Để nguội một chút rồi dùng nước để xông vùng kín.
  • Nước nguội bạn có thể sử dụng để lau rửa vùng kín sẽ giúp cô bé được sạch sẽ hơn.

    Hướng dẫn xông lá trầu không vùng kín
    Hướng dẫn xông lá trầu không vùng kín

Lưu ý khi xông vùng kín bằng lá trầu không

Khi xông lá trầu không để điều trị viêm nhiễm âm đạo, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không cần thiết phải rửa sạch vùng kín trước khi xông, vì xông cũng có thể giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn gây bệnh.
  • Nên chọn lá trầu không già vì lượng tinh dầu sẽ cao hơn những lá non, từ đó mà hiệu quả điều trị cũng sẽ tăng lên.
  • Sau khi đun nước cần để một thời gian để nguội bớt, trong khoảng thời gian này cũng không được mở vung ra để tránh các tinh dầu sẽ bay đi mất.
  • Việc để nguội nước cũng giúp bạn tránh những tai nạn không đáng có nếu bạn không cẩn thận sơ ý làm đổ nồi nước.
  • Chỉ nên xông trong khoảng thời gian nước còn đủ hơi nóng, thường là khoảng 15 phút. Không nên xông lâu quá để tránh nhiễm lạnh.
  • Bạn nên xông một vài lần mỗi tuần để có hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh những ảnh hưởng xấu tới cô bé khi lạm dụng.
  • Không nên xông khi ăn no hay thể trạng mệt mỏi. Trong thời gian xông hơi nếu có biểu hiện lạ cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
  • Không nên tắm ngay sau khi xông để tránh những ảnh hưởng xấu đến hệ mạch và lỗ chân lông. Tốt nhất là nên ngồi nghỉ khoảng 1 giờ rồi đi tắm rửa lại sạch sẽ những tinh dầu và mùi của lá trầu không sót lại trên cơ thể.
  • Nếu bạn xông đúng cách mà vẫn không có hiệu quả thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để gặp trực tiếp các bác sĩ điều trị.

Đánh giá hiệu quả xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

Hiện tại tất cả thông tin sử dụng lá trầu không có khả năng chữa bệnh phụ khoa chỉ là kinh nghiệm dân gian được truyền từ đời xa xưa để lại. Những biện pháp này chưa được kiểm chứng hay nghiên cứu bởi khoa học về tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, đối với nhiều chị em, việc sử dụng cách xông lá trầu không để điều trị các bệnh phụ khoa cho thấy hiệu quả rất tốt. Vùng kín của các chị em không còn cảm giác khó chịu, cô bé trở nên khô ráo và không còn mùi khó chịu.

Việc sử dụng lá trầu không để kết hợp điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng các biện pháp dân gian nếu các bác sĩ đánh giá là không an toàn đối với sức khỏe của chính bạn.

Có nên xông lá trầu không sau sinh?

Việc kiêng cữ sau khi sinh có thể làm hại đến sức khỏe của chính người mẹ. Sau khi sinh các mẹ thường rất dễ bị nhiễm khuẩn vùng âm đạo, khiến các mẹ thường khó chịu ngứa ngáy, nếu nặng còn có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa. Do đó việc xông lá trầu không sau sinh sẽ giúp cho người mẹ làm sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Tránh khỏi các bệnh liên quan đến cô bé.

Nếu trong trường hợp sinh mổ, các mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 7 đến 10 ngày để vết mổ lành hẳn rồi tiến hành xông hơi. Việc xông lá trầu cũng nên diễn ra với tần suất vừa phải, mới đầu nên xông 1 lần mỗi tuần rồi tăng dần trong những tháng tiếp theo để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nhờ đó mà vừa sạch sẽ, tránh vi khuẩn nhiễm bệnh, vừa có thể phục hồi với tốc độ tốt nhất.

Lá trầu không hoàn toàn có thể sử dụng cho các mẹ vừa sinh
Lá trầu không hoàn toàn có thể sử dụng cho các mẹ vừa sinh

Xông lá trầu không có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đối với nhiều mẹ bầu, nhiễm khuẩn vùng âm đạo là việc khó để tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều biện pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ thường rất đắn đo trong việc lựa chọn cách điều trị sao cho hiệu quả và an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Xông lá trầu không trị viêm nhiễm phụ khoa là cách mà nhiều chị em nghĩ đến. Việc xông lá trầu để trị ngứa, viêm nhiễm vùng kín sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn thế nữa, hiệu quả của xông lá trầu cũng được nhiều chị em đánh giá rất tốt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc lựa chọn cách này để điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chữa khí hư bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Mẹo chữa khí hư bằng lá trầu không tuy chỉ là kinh nghiệm dân gian nhưng nhận được nhiều đánh giá hiệu quả của các chị em trên cộng đồng mạng, đặc biệt là các diễn đàn mẹ và bé.

Chị Nguyễn Thị Tâm chia sẻ trên diễn đàn webtretho: “Sử dụng cách xông lá trầu để chữa khí hư ra nhiều rất hiệu quả. Sau một tháng tôi sử dụng đúng cách, đúng tần suất được chia sẻ trên cộng đồng mạng, khí hư của tôi đã giảm hẳn, tình trạng viêm nhiễm cũng không còn. Cách này thật tốt quá đi, các chị em lưu ý nhé.”

Chữa khí hư bằng lá trầu không
Chữa khí hư bằng lá trầu không

Trên đây là tất cả các thông tin về cách xông lá trầu không để điều trị viêm nhiễm phụ khoa một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì các bạn có thể gọi điện cho chúng tôi qua hotline… để được các dược sĩ đại học giải đáp một cách cụ thể và nhiệt tình nhất.

Xem thêm:

Cách làm se khít vùng kín bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

Gửi câu hỏi cho Eva

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *